Việt Nam được dự đoán là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia của Chính phủ, công suất năng lượng của Việt Nam sẽ cần tăng gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Năng lượng tái tạo sẽ trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam, với công suất năng lượng gió đóng góp hơn 13% vào tổng công suất lắp đặt của Việt Nam vào năm 2030.

Dự án điện gió La Gàn nằm ngoài khơi tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Với công suất dự kiến 3.5 GW, dự án khi hoàn thành dự kiến có thể cung cấp năng lượng cho hơn 7 triệu hộ gia đình mỗi năm. La Gàn đặt mục tiêu trở thành dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dự án có tổng giá trị đầu tư khoảng 10,5 tỷ đô la Mỹ, được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất cũng như ứng dụng những công nghệ điện gió tiên tiến nhất.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn được phát triển bởi Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Asiapetro, Novasia và được quản lý bởi các chuyên gia về điện gió ngoài khơi của Copenhagen Offshore Partners (COP). Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng dài hạn của Việt Nam và hỗ trợ sự phát triển ngành công nghiệp địa phương một cách bền vững.

Những thông tin chính về Dự án:

  • Vị trí: Bình Thuận, Việt Nam
  • Diện tích phát triển: Khoảng 600 km2
  • Khoảng cách từ bờ: 12km đến 40km
  • Độ sâu từ mặt nước: 10m đến 35m
  • Tốc độ gió: Hơn 9 m/s [theo Bản đồ gió toàn cầu]
  • Tua bin gió: Công suất 12MW hoặc lớn hơn
Việt Nam
  • 220Km
  • Hồ Chí Minh City
  • La Gan 3.5 GW offshore wind farm in Binh Thuan

Tổng quan về mô hình kỹ thuật

Các hải cảng Đấu nối Đường dây truyền tải điện trên bờ Trạm biến áp trên bờ Cáp truyền tải trên bờ Cáp truyền tải ngoài khơi Trạm biến áp ngoài khơi Cáp ngầm liên chuỗi Chân đế

(Móng trụ)

 Tuabin gió
  • Một số cảng được xác định trong phạm vi bán kính 200km từ dự án
  • 4 phương án đấu nối đã  được xác định.
  • Phương án đấu nối chính thức lên hệ thống lưới điện sẽ được chọn sau khi quy hoạch điện 8 được phê duyệt
  • Đường dây cao thế trên bờ 500kV
  • 66/275/500kV
  • Các vị trí đặt trạm đang được khảo sát
  • Nối từ đất liền tới bờ biển bằng công nghệ khoan ngang HDD.
  • Cáp truyền tải 66kV và 275kV
  • Cáp ngầm dưới biển có công suất  66kV và 275kV
  • Một số trạm biến áp có công suất 66/275 kV
  • Chân đế trụ dạng jacket cho vùng nước sâu
  • Chuỗi cáp với công suất 66kV dưới lòng biển
  • Chân đế monopile cố định hoặc chân đế dạng jacket
  • Tổng công suất 3500 MW
  • Mỗi Tuabin có công suất 12 MW hoặc lớn hơn

Khi hoàn thành việc xây dựng, những hạng mục của dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ bao gồm:

  • Các tuabin gió ngoài khơi
    Tuabin sẽ có công suất từ 12MW trở lên và có chiều cao hơn 250m. Mỗi tuabin sẽ được đặt trên một chân đế và nằm cao hơn mặt nước biển
  • Các chân đế (móng trụ) ngoài khơi
    Các chân đế (móng trụ) với thiết kế chân đế đơn (monopile) hoặc chân đế tháp lưới (jacket) sẽ được lắp đặt cố định với đáy biển
  • Các trạm biến áp ngoài khơi và cáp ngầm
    ‘Hệ thống cáp ngầm dưới biển’ sẽ kết nối các tuabin với các trạm biến áp ngoài khơi. Các 'cáp điện truyền tải ngoài khơi' sẽ chạy từ các trạm biến áp ngoài khơi đến điểm tiếp đất liền. Các dây cáp này sẽ được đi ngầm dưới đáy biển
  • Trạm biến áp trên bờ và cáp trên bờ
    ‘Cáp điện truyền tải trên bờ’ sẽ chạy từ điểm tiếp đất đến trạm biến áp trên bờ. 'Đường dây truyền tải điện trên bờ' sẽ chạy từ trạm biến áp trên bờ đến điểm đấu nối vào lưới điện

Tiến độ phê chuẩn

  • Dự án bắt đầu được thực hiện vào năm 2019 với sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận để tiến hành khảo sát và đo gió ngoài khơi. Đến thời điểm hiện tại, Dự án đã lắp đặt được 2 trụ đo gió trên bờ và đạt được những tiến bộ đáng kể.
  • Trong năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt đơn xin cấp phép khảo sát và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Hiện tại, dự án đang chờ Chính phủ phê duyệt để bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VIII.